Âm thanh Om trong Yoga

23/05/2022
Mục lục nội dung
    Để hiểu Om có nghĩa là gì, làm thế nào và tại sao nó được sử dụng, cùng đọc bài viết với Metta nhé.
    bieu tuong om
    Om là một từ tiếng Phạn, là thần chú cổ thường được sử dụng trong các thực hành tâm linh của Ấn Độ giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng khác.
    Đôi khi, âm Om cũng được tụng ba lần khi bắt đầu và kết thúc một buổi tập Yoga.

    Sức mạnh của âm Om.

    Trong truyền thống Ấn Độ giáo, Om được cho là kho chứa đựng toàn bộ vũ trụ, là âm thanh đầu tiên của vũ trụ. Nó cũng bao hàm cả hiện tại và tương lai.
    Trong hệ thống luân xa, âm thanh Om được cho là kết nối với luân xa Ajna, con mắt thứ ba, đại diện cho trực giác và kiến thức của bản thân.
    Om cũng được sử dụng trong các câu thần chú như: 
    • “Om Namah Shivaya” - Tôi tôn vinh sự thiêng liêng bên trong mình.
    • “Om Shanti” - Tôi cầu bình an.
    Trong các văn bản cổ mô tả âm Om gồm có ba phần, mô tả cho ba giai đoạn khởi đầu, giữa và kết thúc của tất cả các âm trong vũ trụ.
    Âm Om được phát âm gồm có ba âm tiết: A-U-M
    • A: Âm đầu tiên trong Om là “A”, được phát âm là “ah”
    • U: “U” hoặc là “oo” là sự tiếp nối tự nhiên của âm thanh bắt đầu bằng “ah”
    • M: Âm “M” được tạo thành từ việc mím chặt môi, tạo độ rung bên trong cổ họng.
    Theo kinh Veda, một bộ kinh điển Hindu cổ đại, sự im lặng sau chữ “M” trong om được gọi là Anahata Nada hay “sự im lặng thuần khiết”. Một số giáo lý xác định phần này là một thứ gì đó vượt ra ngoài khả năng hiểu bằng âm thanh hoặc lời nói, trong khi những giáo lý khác nói rằng nó đại diện cho trạng thái ý thức yên bình.

    Biểu tượng âm Om ॐ

    Biểu tượng Om ngày nay đã trở thành một biểu tượng không chính thức của Yoga. Bạn sẽ thấy Om được trang trí ở các phòng tập, được in trên áo phông và xăm lên cơ thể của các Yogi.
    Đó là một hình ảnh phổ biến trong thế giới Yoga đến nỗi bạn dễ dàng quên đi tính thiêng liêng của nó.
    Ba đường cong của âm thanh Om tượng trưng cho ba trạng thái ý thức:
    • Trạng thái thức tỉnh.
    • Trạng thái mơ màng.
    • Trạng thái ngủ sâu.
    bieu tuong om
    Có một số người khác thì cho rằng âm thanh Om đại diện cho ba thế giới:
    • Đất.
    • Khí quyển.
    • Thiên đường.
    Hoặc cũng có người cho rằng, Om đại diện cho ba vị thần Ấn Độ giáo chính:
    • Brahma.
    • Vishnu.
    • Shiva.

    Om trong yoga.

    Trong một lớp Yoga, việc tụng âm thanh Om khi bắt đầu lớp sẽ dẫn dắt tâm trí của những học viên hướng vào bên trong một cách dễ dàng hơn. Cũng như thế khi kết thúc, tụng Om giống như một dấu hiệu cho việc buổi tập luyện tạm dừng, đưa chúng ta quay lại với thực tại bên ngoài, hòa nhập với xã hội trở lại.
    Tụng Om sẽ tạo cho học viên cảm giác chúng ta có một cộng đồng. Và khi rung động của âm Om chấm dứt, chúng ta sẽ cảm nhận sự hiện diện của chính mình cùng với những người bạn xung quanh, thậm chí là sự hiện diện của vũ trụ.

    Lợi ích khi tụng âm OM

    Các nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu tác động của rung động khi tụng âm Om lên bộ não con người. Bằng cách chụp cộng hưởng MRI não bộ của những người tham gia tụng âm Om, người ta nhận thấy các lợi ích như sau:

    Thúc đẩy phản ứng thư giãn.

    Nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Tâm Thần học Châu Á cho thấy, khi nghe tụng âm Om, cơ thể có những thay đổi có lợi trong hệ thống thần kinh tự chủ như: điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, sự trao đổi chất và các chức năng nội tạng khác và vô hiệu hóa các vùng não kiểm soát cảm xúc, ký ức và kích thích.
    Các nghiên cứu khác còn chỉ ra việc tụng Om liên tục còn làm tăng sóng não Theta, là những cơn sóng tương tự như trải nghiệm khi ở trong một giấc ngủ sâu, không mơ.

    Tăng cường sức khỏe tinh thần.

    Các nhà nghiên cứu đã quan sát hoạt động của bộ não trong quá trình tụng âm Om, tương tự như hoạt động được tạo ra bởi việc kích thích dây thần kinh phế vị, được sử dụng để điều trị trầm cảm.

    Mặc dù âm Om xuất phát từ văn hóa Ấn Độ giáo hay các tín ngưỡng tôn giáo khác, nhưng thực hành tụng âm Om là một thực hành vượt qua văn hóa và tôn giáo.
    Bài viết khác